VGU Card

Trường học là nơi cung cấp đa dạng hoạt động cho sinh viên từ học tập, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi. Đây là nơi lý tưởng cho việc áp dụng thẻ đa năng. Thẻ sinh viên không chỉ đơn thuần dùng để xác nhận tình trạng, danh tính sinh viên mà nó nên được tích hợp thêm các tính năng khác nhằm giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ/ tiện ích của nhà trường. Các tính năng cơ bản cần được tích hợp như:

  • Tính năng nhận diện: dùng để ra vào thư viện, ký túc xá, khuôn viên thể thao, bãi xe
  • Tính năng thanh toán: dùng để thanh toán tại Canteen, các dịch vụ tại ký túc xá như giặt sây, schoolbus, thiết bị trong thư viện (máy in..v.v)
  • Tính năng kích hoạt/khởi động: sử dụng shared-bike, giao nhận hàng tại các hòm thư (packing station) trong khuôn viên trường.

Dự án VGU Card góp phần nâng cao sự tiện lợi cho sinh hoạt hằng ngày của sinh viên, đồng thời giúp tăng sự hiệu quả trong quản lý đảm bao an linh cho môi trường bên trong campus, tiến tới mô hình Smart Campus. Với các tính năng kể trên, VGU Card hoàn toàn có tiềm năng thu hút hợp tác đầu tư từ các đối tác bên ngoài. 

Đặt vấn đề

Hiện tại, thẻ sinh viên của Đại học Việt – Đức hiện tại chỉ có chức năng nhận diện, bao gồm ra  vào thư viện và phòng thi. Các tiện ích bên trong khuôn viên nhà trường đang hoạt động hoàn toàn  độc lập, chưa có sự kết nối với nhau và chưa thực sự tối ưu hóa công năng để thuận tiện cho việc  sử dụng và quản lý. Bên cạnh đó, hiện tại ký túc xá đang dùng thẻ sinh viên như là thẻ ra vào, bãi  đỗ xe cho sinh viên hiện tại đang dùng là bãi đỗ xe trung tâm và đang dùng thẻ giấy để quản lý.  Ký túc xá cũng đang lên kế hoạch để lắp đặt phòng giặt đồ và dự kiến sẽ triển khai vào tháng mười  năm 2022. 

Mục tiêu

Đại học Việt – Đức không chỉ là môi trường học tập dành riêng cho sinh viên Việt Nam mà còn  thu hút cả sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Với mong muốn không ngừng cải thiện về môi trường và chất lượng học tập cho sinh viên trong và ngoài nước, việc đem đến trải nghiệm  quốc tế là điều cần thiết. Trong thực tế, Thẻ đa năng đã được áp dụng tại nhiều trường đại học tại  Đức như Đại học Kỹ thuật Berlin (TU Berlin) với Campus-Card, Đại học Kỹ thuật Darmstadt (TU Darmstadt) với Athena-Card, Đại học Stuttgart với ECUS Card.  

Ngoài ra, đại dịch covid-19 đã cho thấy rằng, giãn cách xã hội (social distance) nhưng vẫn đảm  bảo các hoạt động công cộng (public activities) luôn được diễn ra, là rất quan trọng. Việc quản lý  vào-ra và thanh toán bằng Thẻ đa năng giúp kiểm soát sức chứa của dịch vụ, đảm bảo sự an ninh,  trật tự và giãn cách trong những trường hợp cần thiết.

Mục tiêu của Dự án được trình bày theo phương pháp SMART như sau: 

  • Specific (Cụ thể): đề xuất thẻ sinh viên VGU đa năng bao gồm 3 chức năng: nhận diện,  thanh toán, và kích hoạt. Việc tích hợp này sẽ tạo nên tính  thuận lợi cho sinh viên khi học tập và sinh hoạt ở trong khuôn viên nhà trường.  
  • Measurable (Đo lường): Thẻ được cung cấp cho toàn thể sinh viên Đại học Việt Đức  (khoảng 2.500 sinh viên), có thể bổ sung khi số lượng sinh viên tăng lên qua các năm. Achievable (Khả thi): hoàn toàn khả thi theo xu hướng thiết lập môi trường quốc tế, dựa  trên các case studies đã thành công từ các trường Đại học tại Đức. 
  • Resourced (Nguồn lực): từ nguồn kinh phí được thu về từ sinh viên, đồng thời kết hợp kêu  gọi hợp tác và tài trợ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ. 
  • Time-bound (Giới hạn thời gian): việc phát hành thẻ và đưa vào hoạt động đồng bộ giữa  các khu vực chức năng trong khuôn viên nhà trường sẽ được triển khai, liên kết và kêu gọi  các bên liên quan tài trợ và hợp tác đầu tư vào đầu tháng 10 năm 2023, và sau đó thẻ sẽ được đưa vào sử dụng từ học kì hè niên khóa 2023 – 2024.

Kinh nghiệm quốc tế - Case studies

Campuscard – TU Berlin: 

Tại Đại học Kỹ thuật Berlin, Campuscard, ngoài chức năng xác định danh tính sinh viên, nó còn được tích hợp thêm hai chức năng là thẻ thư viện và vé đi phương tiện công cộng, có thời hạn sử dụng theo từng học kì. (Technische Universitaet Berlin, n.d.) 

Athena-Card – TU Darmstadt: 

Tại Đại học Kỹ thuật Darmstadt, thẻ Athena-Card được sử dụng với nhiều chức năng, bao gồm: là  thẻ thư viện (của Đại học Kỹ thuật Darmstadt và thành phố Darmstadt) dùng để sử dụng các tiện  tích của thư viện, tích hợp thêm thanh toán cho các dịch vụ tại canteen, café, in ấn của trường, giặt  quần áo tại ký túc xá. Thẻ có thời hạn sử dụng theo toàn bộ thời gian của khóa học. (Technische  Universitaet Darmstadt, n.d.) 

ECUS Card – Đại học Stuttgart: 

Tại Đại học Stuttgart, thẻ sinh viên ECUS được tích hợp nhiều chức năng, bao gồm: ví điện tử dùng để thanh toán cho các dịch vụ tại canteen, café và in ấn, thư viện, khóa vào các tòa nhà và  phòng học, vé phương tiện công cộng, chiết khấu và mã giảm giá cho sinh viên khi sử dụng các  dịch vụ công và tư. Thẻ có thời hạn sử dụng theo từng học kì. (University of Stuttgart, n.d.) 

Minh họa các chức năng của thẻ ECUS

Chức năng tích hợp

Thông qua quá trình tìm hiểu các case studies, nhóm quyết định tích hợp thêm chức năng Thanh toán và chức năng Kích hoạt cho VGU-Card, như đã đề cập tại mục 1.3. Thời hạn sử dụng thẻ theo từng học kì (6 tháng).  

Chức năng tích hợp

  • Các hạng mục cần có cho dự án cơ bản như sau: 

– Thẻ từ/ Thẻ chip thông minh 

– Xây dựng phần mềm 

– Hệ thống dữ liệu trên máy chủ server 

– Thiết bị cho việc đọc đầu thẻ: máy Pos. 

Với chức năng thanh toán, nhóm đề xuất tạo lập một hệ thống thanh toán bằng VGU-Coin sử dụng  trong khuôn viên nhà trường và áp dụng thanh toán cho canteen, bãi đậu xe, mượn sách từ thư  viện, packing-station và các dịch vụ khác như schoolbus và shared-biked. Việc nạp tiền có thể diễn ra thông qua hình thức: Ví điện tử (MoMo, VN pay, Viettel Pay, Zalo pay). (VinaID, n.d.). VGU  coin là hình thức nạp tiền vào thẻ sinh viên để đổi lấy số điểm tương ứng, từ đó số điểm này sẽ được trừ đi qua các lần sử dụng dịch vụ ở trường. Bên cạnh đó, số tiền nạp vào thẻ sẽ không được  hoàn lại nếu không sử dụng hết. Chính vì thế việc đặt ra hạn mức cho mỗi lần nạp tiền vào sẽ cũng  được quy định với mức 200.000 VND.  Với hình thức này thì việc thiết kế một ứng dụng thanh toán dành riêng cho VGU là cần thiết; ứng  dụng này sẽ được xây dựng bởi công ty cung cấp phần mềm hoặc các đơn vị cung cấp ví điện tử. (VinaID, n.d.)

Đối tác tiềm năng

  • Nhóm liệt kê một số đối tác đang trao đổi phương án và lên báo giá: 

    Đơn vị phát hành thẻ: 

    • MK group 
    • SMART ID 
    • UTOP 
    • Bluecoral 

    Đối tác cung cấp dịch vụ: 

    • Thanh toán: Momo, VN pay, Viettel pay, Zalo pay 
    • Schoolbus: Becamex Tokyu  
    • Shared-bike: TN Go  
    • Packing stations: Viettel post, Vinapost, và/ hoặc các sàn thương mại điện tử như Tiki,  Shopee, Lazada… 

Kết quả dự kiến

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sử dụng đa tính năng trên một chiếc  thẻ sinh viên đã trở thành một xu thế và được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Việc đưa thẻ sinh viên VGU đa năng vào áp dụng trong khuôn viên nhà trường là việc bắt kịp sự phát triển  chung. Thẻ sinh viên VGU đa năng có khả năng thay thế được các tài liệu cũng như các thẻ liên  quan như thẻ xe, thẻ ký túc xá, tiền mặt và các loại thẻ khác. Đối với sinh viên, việc đến tiếp cận  và sử dụng các chức năng trong khuôn viên nhà trường trở nên dễ dàng hơn chỉ với một chiếc thẻ.  Đối với nhà trường, khả năng hỗ trợ và quản lý người dùng sẽ được nâng cao dựa trên số liệu thực  tế. Qua đây, nhà trường có thể điều chỉnh cũng như thay đổi các chức năng hiện hữu để đáp ứng  nhu cầu của sinh viên một cách linh hoạt hơn. Việc dự án thành công sẽ gây được tiếng vang cho  nhà trường trong việc cải tiến quản lý và vận hành, và sẽ có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các trường  đại học khác ở Việt Nam.

LLVT

Thẻ sinh viên đa năng giúp nâng cao tiện ích, đảm bảo an ninh, quản lý tài nguyên và quản lý sức chứa của dịch vụ